Lenovo Yoga 700-14Isk (i5-6200U | 8 gb | 512 gb SSD | Geforce 940M + HD Graphics 520 | 14.0 cảm ứng IPS Full HD) - Hàng nhập nước đầu
Giỏ hàng đang trống!
Chi tiết sản phẩm
- CORE I5 6200u 2.8 Ghz
- Hàng nhập (nước đầu) nước đầu
- Khoảng 14 inch 14 cảm ứng IPS FULL HD
- Đồ họa tích hợp HD Graphics 520
- Đồ họa rời Nvidia Geforce 940M
- RAM 8 GB
- SSD (ổ cứng rắn) 512 GB
- cổng USB 2.0 - 3.0 - type C
- cổng HDMI có
- Wireless Dual Band AC
- LAN Giga
- Đọc thẻ nhớ có
- Webcam có
- Chất liệu vỏ nhựa
- Trọng lượng nhẹ 1.49 kg
Mô tả sản phẩm
Mặc dù không được đánh giá là flagship của năm như Yoga 900 nhưng điều đó không có nghĩa là Lenovo Yoga 700 là không thực sự tốt.
Với mục tiêu hướng đến dành cho nhu cầu giải trí cơ bản mà cụ thể là xem phim và chơi game, Lenovo Yoga 700 thật sự là một thiết bị hàng đầu với sự hỗ trợ của Windows 10 mạnh mẽ được Microsoft đưa ra cách đây ít lâu, cùng với đó là bộ vi xử lí Intel thế hệ mới nhất trên một mức giá hoàn toàn dễ chịu cho những người dùng của họ như tiêu chí đề ra ban đầu của Lenovo.
Cũng giống như người tiền nhiệm Lenovo Yoga 900 của mình thì phiên bản Yoga 700 cũng mang thiết kế tương tự với khả năng gập mở lên đến 360 độ, đồng nghĩa là cho phép người dùng sử dụng thiết bị ở 4 dạng cơ bản khác nhau với chất lượng tương đương tùy thuộc vào nhu cầu cũng như hoàn cảnh sử dụng. Tuy nhiên, hơi khác một chút so với đàn anh, Lenovo Yoga 700 nhận được sự cải tiến khá nhiều khiến việc chuyển đổi dạng thiết bị trông có vẻ thông minh và thân thiện hơn một cách đáng kể.
Lenovo Yoga 700 – Phần cứng
Về cơ bản, Lenovo Yoga 700 là thiết bị với màn hình cảm ứng có kích thước 14-inch trên tấm nền IPS LCD, độ phân giải Full HD 1080 x 1920 pixels trên phần cứng khá tuyệt vời khi được trang bị bộ vi xử lí Intel Core i5 thế hệ thứ 6 (Skylake) cho xung nhịp lên đến 2.3GHz, RAM DDR3L 8GB 1600MHz, ổ cứng lưu trữ SSD dung lượng 128GB, đồ họa tích hợp Inte HD Graphics 520 và viên pin Li-Polymer 4-cell. Tuy nhiên, thì đó là cấu hình cơ bản của Lenovo Yoga 700, và người dùng có thể dễ dàng nâng cấp hiệu năng của nó khi lựa chọn các phiên bản khác với Intel Core i7 xung nhịp 2.5GHz, ổ cứng lưu trữ được tăng lên thành 256GB cùng một card đồ họa rời NVIDIA GeForce GT 940M 2GB cho khả năng xử lí các ứng dụng liên quan đến đồ họa tốt hơn so với những gì mà Intel HD Graphics mang lại.
Với phong cách thiết kế vỏ nhôm xám đang trở thành một trào lưu như hiện nay thu hút được không ít người dùng đến với nó, thì Lenovo cũng không từ bỏ cơ hội biến Yoga 700 trở thành một tâm điểm của thị trường cuối năm khi áp dụng kiểu dáng này cho thiết bị mới được ra mắt này
Ở một thiết bị tương đối cao cấp như Lenovo Yoga 700, mặc dù có khối lượng lên đến 1.6kg và độ mỏng ở mức 17mm, không phải là con số tốt nhất trên thị trường nhưng bù lại, trông thiết bị có vẻ mỏng hơn nhiều so với mà con số nó đang sở hữu. Bằng việc sử dụng các lớp phủ thông minh trên bề mặt kim loại của thiết bị cũng đã khiến nhiều người có ấn tượng tốt kể cả khi đó là lần đầu tiên họ tiếp xúc với nó. Cùng với đó, bề mặt touchpad trên phần bàn phím cũng thể hiện khá tốt khi diện tích rộng, dễ thao tác và có độ nhạy cao.
Về phần bản lề của Lenovo Yoga 900, đây thực sự là điều khác biệt mà Lenovo Yoga 700 của chúng ta không hề có được. Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng của nó cũng không mấy khác biệt bên cạnh việc vẫn giữ nguyên số lượng chế độ sử dụng có mặt trên đó.
Các góc cạnh của Lenovo Yoga 700 khá đặc biệt khi thay vì hướng đến tạo phong cách về thiết kế, Lenovo lại lựa chọn bề mặt bằng cao su mỏng trông có vẻ đơn giản nhưng lại mang đến một hiệu quả hoàn toàn tốt khi nó phụ trách như là lớp bề mặt tăng ma sát với các bề mặt, tránh để thiết bị tự ý trượt hay di chuyển ở một số chế độ sử dụng đặc biệt.
Ở hai cạnh bên của thiết bị, chúng ta dễ dàng thấy sự đa dạng trong kết nối của nó với các ngoại vi khác khi bên phải là sự xuất hiện của cổng nguồn AC, USB 3.0, jack cắm tai nghe tiêu chuẩn 3.5mm cùng đầu đọc thẻ nhớ SD, trong khi đó, ở phía đối diện là sự có mặt của cổng USB 3.0 thứ 2, ngõ ra HDMI, các nút nguồn, nút Novo được sử dụng như nút khôi phục lại thiết bị đề phòng trường hợp gặp lỗi trong quá trình sử dụng, nút nguồn và hiện thông báo về dung lượng pin hiện có trên thiết bị ở thời điểm sử dụng.
Mặt dưới, như thường lệ là dành cho các lỗ thoát nhiệt và loa ngoài. Với thiết kế như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể trải nghiệm âm nhạc một cách hoàn hảo khi mà âm thanh được phát đều ra cả 2 phía chứ không hoàn toàn nghiêng hẳn về một bên, bên cạnh đó, âm lượng cũng được khuếch đại lên khá lớn nhưng vẫn giữ được độ trong và rõ âm ở mức độ tương đối tốt. Dù vậy, trong một số điều kiện, sự mất âm ở một số dải tần nào đó vẫn diễn ra do loa ngoài của Lenovo Yoga 700 không hỗ trợ tốt cho nó.
Bằng việc sử dụng tấm nền IPS LCD cho màn hình cảm ứng 14-inch của mình, Lenovo mang đến cho người dùng một Lenovo Yoga 700 với độ sáng khá tốt với góc nhìn rộng, tuy nhiên thì có một số vấn đề bất cập còn hiện hữu trong quá trình trải nghiệm. Với việc chỉ sử dụng màn hình gương nhưng không bao phủ bằng lớp chống lóa, Lenovo Yoga 700 sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu dưới nguồn sáng mạnh xuất phát từ phía sau khi thiết bị của họ sẽ phản chiếu lại như một tấm gương không hơn không kém, và chắc chắn rằng những ai đã từng gặp điều này sẽ hiểu nó gây ra bất tiện như thế nào. Có thể độ sáng mạnh từ màn hình sẽ giúp nó cải thiện điều này, nhưng thực tế, độ sáng màn hình của Yoga 700 không thực sự hoàn hảo như mọi người từng tưởng tượng, kể cả khi ở độ sáng cao nhất đi chăng nữa.
Phía trên màn hình, như thường lệ với các dòng laptop khác, chính là sự xuất hiện của camera 1MP. Đây thực sự là con số không tốt cho những ai thích selfie, nhưng nó lại hoàn toàn cảm thấy phù hợp để sử dụng cho các cuộc gọi video thông qua Skype hay các ứng dụng tương tự. Vì Lenovo Yoga 700 còn được sử dụng như một chiếc máy tính bảng Windows nên sự xuất hiện của phím Start không gây quá nhiều sự lạ lẫm trên thiết bị.
Phần bàn phím của Lenovo Yoga 700 cũng cho cảm giác nhấn khá tốt với hành trình phím được thiết kế ở mức vừa phải với độ nảy cao giúp chúng ta cảm nhận được rằng mình đã bấm nút đó hay chưa. Tuy nhiên, với giao diện bàn phím khá lạ, nên việc nhấn nhầm những phím Backspace để xóa kí tự thành nút Home là điều không hiếm gặp khi sử dụng Lenovo Yoga 700 và điều này có thể được cải thiện nếu bạn thao tác với thiết bị trong khoảng thời gian dài sau đó.
Cũng giống như nhiều laptop khác, Lenovo Yoga 700 vẫn tích hợp phím chức năng vào dãy phím F1-F12 với khá nhiều tính năng có thể kể đến như điều chỉnh độ sáng màn hình, âm lượng, cũng như khả năng chuyển đổi qua chế độ Airplane, TaskView…
Ngoài chế độ sử dụng với màn hình bình thường, Lenovo còn cung cấp chế độ “Paper Display” cho phiên bản Yoga 700. Đây thực chất là chế độ đọc sách cho những văn bản gồm với số lượng chữ với khả năng chuyển đổi gam màu trên màn hình ngả sang vàng nhiều hơn giúp bảo vệ mắt của người dùng một cách tốt nhất và đương nhiên, việc sử dụng sẽ do chính bản thân người dùng kích hoạt thông qua phím chức năng được tích hợp sẵn trên bàn phím của thiết bị.
Điểm đặc biệt của Lenovo Yoga 700 là sự tích hợp đèn nền bàn phím, không những giúp thiết bị hoạt động tốt trong thời điểm ban ngày với độ sáng được đảm bảo đầy đủ, mà người dùng còn có thể tương tác với thiết bị ngay trong đêm mà không có quá nhiều khó khăn chỉ với tổ hợp Fn + Space giúp chuyển đổi chế độ bật/tắt của nó.
Phần trackpad của Lenovo Yoga 700 cũng được thiết kế khá thuận tiện để sử dụng khi có diện tích tương đối rộng. Dù vậy, trải nghiệm trên bề mặt này thật sự không mong muốn khi tốc độ trượt của con trỏ trên màn hình không đều nhau khi nó phụ thuộc khá nhiều vào từng ứng dụng đang sử dụng mà không theo một quy chuẩn nhất định khiến nhiều người cảm thấy khá khó chịu khi họ thật sự không biết sử dụng như thế nào cho hợp lí.
Lenovo Yoga 700 - Hệ điều hành
Mặc định, Lenovo mang đến cho thiết bị mới ra mắt của mình phiên bản Windows 10 bản Home cùng với đó là các ứng dụng riêng của hãng được cài đặt sẵn cũng như một số hãng khác để cải thiện tính năng nhằm đem đến sự thuận tiện cho người sử dụng được tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ứng dụng nào trong số đó cũng thật sự tốt. Đầu tiên phải kể đến ứng dụng diệt virus đến từ McAfee khi nó không hề được đánh giá cao từ những người đã từng sử dụng, và việc gỡ bỏ cài đặt nó ngay từ lần đầu tiên sử dụng là hoàn toàn thích hợp khi mà sau đó, Windows 10 tự động chuyển người dùng về với Windows Defender trên PC với những sự chăm sóc tốt hơn từ phía Microsoft mà lại hoàn toàn miễn phí.
Với Lenovo Settings và Lenovo Companion, trông nó có vẻ khá hữu dụng khi gợi ý người dùng sử dụng thiết bị được tốt hơn thông qua việc tự động tùy chỉnh các thông số sao cho phù hợp với từng chế độ sử dụng riêng biệt chẳng hạn như với chế độ tiết kiệm pin Battery Stretch, Lenovo Settings sẽ tự động giảm độ sáng màn hình, giảm xung nhịp CPU, tắt đèn nền màn hình… để giảm thiểu tối đa phần năng lượng sử dụng cho thiết bị khi chúng ta đang cần thời lượng sử dụng dài hơn.
Trong khi đó, Lenovo Companion được biết đến như phần mềm tự động cập nhật trình điều khiển cho các phần cứng có mặt trên thiết bị một cách tự động và sẽ báo cho người dùng biết mỗi khi có phiên bản mới nhất Lenovo vừa mới tung ra nhằm đảm bảo các phần cứng luôn được hoạt động với hiệu năng cao nhất mà hạn chế số lượng lỗi gặp phải ở mức tối thiểu.
Ở những tác vụ cơ bản như email, trình duyệt web, xem phim, sử dụng bộ công cụ Microsoft Office, Lenovo Yoga 700 hoàn toàn hoạt động tốt với hiệu năng cao trên bộ vi xử lí Intel Core i5 thế hệ thứ 6 – Skylake mới nhất từ Intel. Kể cả với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh như Adobe Photoshop CC 2015, mọi thứ cũng không thành vấn đề. Tuy nhiên, rắc rối sẽ gặp phải với Lightroom khi nó vốn dĩ yêu cầu đồ họa rời khá mạnh để có thể tương tác, và chắc chắn rắc rối sẽ đến với phiên bản chỉ có card đồ họa tích hợp Intel HD Graphics.
Còn với vấn đề chơi game, Lenovo Yoga 700 thực sự không phù hợp để đáp ứng với nhu cầu này khi ngoài những game cơ bản , thiết bị này có thể đáp ứng tốt nhưng với những bom tấn được ra mắt trong thời gian gần đây như Call of Duty: Black Ops III hay Assasin Creed: Syndicate, lượng khung hình mỗi giây sẽ giảm đến mức mà bạn muốn từ bỏ mọi thứ ngay khi vừa mới cài đặt do những hạn chế về phần cứng. Tuy nhiên, với những cái tên như Halo: Spartan Strike lẫn dòng game Hitman, Lenovo Yoga 700 vẫn có thể đáp ứng ở một giới hạn nào đó.
Thời lượng pin
Với viên pin 4-cell công suất 45WHr, Lenovo Yoga 700 hoàn toàn mang đến cho người dùng thời lượng sử dụng lên đến 7 tiếng trên lý thuyết trong các tác vụ cơ bản trong công việc. Còn trên thực tế, con số này chỉ còn ở mức 5-6 tiếng tùy điều kiện cụ thể, dù có thể khá ít nhưng nhiêu đó cũng đủ cho bạn làm việc với nó trong suốt một ngày trước khi phải cắm sạc lại một lần nữa.
Tổng kết
Nhìn chung, so với Lenovo Yoga 900 thì người đàn em Lenovo Yoga 700 cũng khá tốt trong phân khúc của mình khi mang đến một phần cứng tương đối ổn định với hiệu năng tương đối tốt trong nhiều ứng dụng cơ bản phục vụ cho công việc và giải trí ở mức độ nhẹ. Không những thế, với sự tiện lợi trong quá trình sử dụng, đây là thiết bị laptop hiếm hoi được sử dụng nhiều đối với những ai thường xuyên phải làm việc với điều kiện thường xuyên. Dù có thể Lenovo Yoga 700 còn có khá nhiều bất cập như âm thanh chưa thật sự tốt, trackpad đôi khi còn chưa tương thích với nhiều ứng dụng, nhưng điều đó hoàn toàn có thể được cải thiện trong các bản nâng cấp mà Lenovo sẽ mang đến cho người dùng trong thời gian sắp tới.
Nếu bạn đang hướng tới một chiếc laptop với khả năng di động cao, giá thành rẻ và hiệu năng ổn định thì có lẽ, cái tên Lenovo Yoga 700 là điều chắc chắn sẽ khiến cho bạn cảm thấy hài lòng